Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

SỰ CHỌN LỰA CỦA MẸ

 Sự lựa chọn của mẹ
Lạc quan là tâm trạng
Có thể khiến cho ấm trà lên tiếng hát
Dù nước trong bụng nó đang nóng rực.
Ngạn ngữ Nga

 Ngay từ nhỏ, tôi hay thầm ganh tị với vẻ đẹp của mẹ và những gì mẹ đạt được. Nhưng khi mẹ bị liệt ở tuổi 31 do u xương sống, thì cuộc đời chúng tôi đã thay đổi hẳn - lúc ấy tôi mới tròn 10 tuổi. Dường như chỉ qua một đêm thôi, sáng dậy mẹ thấy mình bất động trên giường. Còn tôi thì còn quá trẻ con nên không thể hiểu hết cái nghĩa mỉa mai của từ "khối u lành tính", nhưng chẳng lành tính chút nào đối với mẹ tôi
Trước đó, mẹ rất vui vẻ, thích giao du và thường mời khách đến nhà chơi. Mẹ cất công hàng giờ làm món thịt nguội và bày biện hoa tươi. Rồi trong lúc mọi người khiêu vũ rộn rằng thì mẹ lại tất bật lo sắp xếp chỗ ngủ cho những người bạn phương xa. Mà mẹ thích khiêu vũ lắm. Đến giờ, tôi vẫn nhớ bộ đồ dạ hội tuyệt vời của mẹ - váy đen và chiếc áo buộc dây làm nổi bật mái tóc vàng óng ả. Ngày mẹ đem về đôi giày gót cao màu đen, tôi cũng hồi hộp chẳng kém gì mẹ.
Tối đó tôi không nói quá, mẹ là người phụ nữa đẹp nhất. Tôi tin thứ gì mẹ cũng biết làm: chơi tennis (mẹ từng giành giải thưởng hồi học đại học), may vá (mẹ tự may tất cả quần áo cho chúng tôi), chụp hình (mẹ đã từng thắng ở cuộc thi quốc gia), viết lách (mẹ phụ trách một mục trên báo) và nấu nướng (đặc biệt là những món Tây Ban Nha cho cha)
Giờ đây, khi không thể làm những việc ấy nữa, mẹ đối mặt với bệnh tật cùng với lòng quả cảm và quyết tâm tương tự.
Những từ "tàn tật", "vật lý trị liệu" đã trở thành một phần của thế giới mới, xa lạ mà chúng tôi vừa bước vào.
Dần dần, tôi đã học cách chăm sóc mẹ, thay vì được mẹ chăm sóc. Rồi việc đẩy xe lăn đưa mẹ vào bếp đã thành thông lệ. Mẹ chỉ cho tôi nghệ thuật tỉa cà rốt, khoai tây và cách nhào tẩm miếng thịt bò nướng với tỏi tươi, muối và bơ sao cho ngon.
Lần đầu tiên nghe nói đến cây gậy, tôi liền phản đối:
- Con không muốn người mẹ xinh đẹp của mình dùng gậy đâu!
Mẹ chỉ nhẹ nhàng bảo:
- Thế con thích mẹ đi bằng gậy hay không bao giờ đi nào?
Mỗi thành tích mẹ đạt được là một sự kiện đáng nhớ cho cả hai chúng tôi: nào sử dụng được máy đánh
chữ bằng điện, lái xe có thiết bị tự động và lấy bằng thạc sĩ qua một chương trình đặc biệt.
Mẹ tìm hiểu tất cả mọi thứ về người khuyết tật và chính mẹ lập ra nhóm hỗ trợ mang tên Gia Đình Khuyết Tật.
Một ngày nọ, mẹ đưa tôi và các anh đến cuộc họp mặt của hội. Chưa bao giờ tôi thấy đông người khuyết tật đến thế. Trở về, tôi trở nên trầm tư, cảm thấy mình vẫn còn may mắn. Nhiều người có tình cảnh rất thương tâm.
Mẹ còn dẫn chúng tôi đến gặp những người bại não - chúng tôi không còn bị sốc nữa. Mẹ dạy chúng tôi cách giao tiếp với những người chậm phát triển trí tuệ. Họ có khi còn dễ mến hơn một số người "bình thường" khác. Cha tôi thì luôn yêu thương và đứng bên cạnh mẹ.

Nghĩ mẹ luôn chấp nhận hoàn cảnh với tinh thần lạc quan, tỉnh táo nên hầu như chẳng khi nào tôi thấy buồn hay phẫn uất về điều đó. Tôi không bao giờ quên cái ngày mà suy nghĩ tự mãn đó trong tôi tan như bọt xà phòng. Ấy là vào một dịp gia đình mở tiệc lúc tôi đã là thiếu nữ. Đúng lúc hình ảnh mẹ duyên dáng trong bộ đồ dạ hội, mang đôi giày cao gót đã phai nhạt trong tiềm thức tôi, thì tôi chợt bắt gặp mẹ ngồi ngoài cuộc vui, mỉm cười nhìn tôi và bạn bè khiêu vũ. Tim tôi như thắt lại trước khung cảnh tương phản với sự tật nguyền của mẹ. Thế rồi, hình ảnh mẹ tôi rạng ngời đang khiêu vũ bỗng ùa về trước mắt tôi.

Tôi tự hỏi không biết mẹ có cảm nhận giống mình không. Một cách vô thức, tôi tiến về phía mẹ, và, dù đôi môi mẹ đang mỉm cười nhưng tôi thấy mắt mẹ ngấn lệ. Tôi bỏ chạy về phòng, úp mặt vào gối khóc nức nở. Từ giây phút đó, tôi cảm nhận sức mạnh tinh thần của mẹ, khidams chấp nhận hy sinh những thú vui mình yêu thích.

Lớn lên tôi làm việc trong môi trường cải tạo phạm nhân, và mẹ rất thích giúp đỡ tôi. Mẹ đề nghị được dạy cách sáng tác văn chương cho các học viên của tôi. Khi không thể đến nhà tù được nữa, mẹ vẫn thường xuyên viết thư cho họ. Một ngày nọ, mẹ nhờ tôi gửi thư cho một tù nhân tên Waymon. Mang máng nghĩ mình sắp biết thêm điều gì đó về mẹ, tôi xin phép mẹ đọc lá thư ấy trước. Mẹ đồng ý. Lá thư viết:
“Ông Waymon thân mến!
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về lá thư của ông. Ông nói rằng cuộc sống sau những chấn song sắt thật khắc nghiệt. Tôi hoàn toàn thông cảm với ông. Nhưng khi ông bảo tôi không thể hình dung được cảnh sống bị giam cầm như thế nào thì ông đã nhầm!
Way mon ạ! Trên đời có nhiều kiểu tự do và nhiều dạng ngục tù. Vả lại, đôi khi chính chúng ta tự tạo ra nhà tù cho mình đấy chứ.
Ở tuổi 31, tôi bỗng mất khả năng đi lại. Tôi đã cảm giác như đất lở dưới chân mình. Tâm trí lấn cấn mãi ý nghĩ rằng, suốt phần đời còn lại mình sẽ bị giam cầm trong cơ thể mình, không còn được tự do đi lại, khiêu vũ hoặc ôm các con vào lòng nữa.
Vất vả lắm tôi mới chấp nhận tình trạng của mình, cố không đắm chìm trong sự buồn tủi. Biết bao lần tôi tự hỏi liệu cuộc đời này có còn đáng sống nữa không; luôn bị ám ảnh bởi hai chữ "tù đày" và tuyệt vọng vì những thứ quan trọng của mình đã bị mất đi.  
Nhưng rồi một ngày kia tôi chợt nhận ra mình còn được quyền chọn lựa. Nên cười hay khóc khi gặp các con? Sẽ trở thành một người mẹ mẫu mực hay người mẹ chết héo trong tâm tưởng chúng? Nên nguyền rủa hay cầu xin Thượng Đế ban cho sức mạnh dựa vào niềm tin?

Tôi quyết định chừng nào còn sống, tôi vẫn phải nỗ lực; phải hành động tích cực; và cố mở rộng biên giới tinh thần để bù lại những hạn chế về thể chất.

Có nhiều dạng tự do, Waymon a! Khi chúng ta mất một tự do này, đơn giản ta phải tìm kiếm tự do khác.

Ông có thể nhìn trời u ám hoặc chân trời tươi đẹp qua những chấn song, ông có thể là tấm gương sáng cho lớp trẻ hay chịu hòa lẫn vào những kẻ xấu. về phương diện nào đó, giữa tôi và ông đều cùng chung một cảnh ngộ, ông Waymon ạ.
Đọc xong, tôi mới vỡ lẽ, những điều trước kia tôi coi là đương nhiên nay đã trở thành nguồn động viên bí ẩn và vô cùng mạnh mẽ.(ST)

Hạt Giống Tâm Hồn 1

26 nhận xét:

  1. Cuộc sống thiếu tự do đúng là không hẳn chỉ dành cho những con người sau song sắt. Một phụ nữ mất khả năng vận động, giam hồn mình trong thể xác mình, quả thật cái sự '' lực bất tòng tâm''cũng là một dạng tù ngục mất tự do. Ở một chừng mực nào đó người mất khả năng vận động còn khổ sở và bất hạnh hơn cả tù ngục. Sỏi thấy sự bế tắc của cuộc sống, trăn trở và vùng vẫy vẫn không thoát khỏi bế tắc, thậm chí lại thêm tuổi tác nữa thì đây cũng chả kém gì người đang đứng sau song sắt! Sự muôn sắc của cuộc sống thật không thể diễn đạt hết được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Sỏi đã đến,
      có lẽ nhiều người nói
      cái đau tinh thần mới sợ,
      nhưng thật sự
      ai đã kinh qua cái đau thể xác,
      sự cảm nhận bất lực và nên như gánh nặng, mới hiểu đau là thể nào,
      có lẽ không cái nghèo nào bằng nghèo sức khỏe, nó dính liền với mình từng phút một.
      Cuộc sống của ai cũng vậy
      cũng có bao nhiêu là bế tắt
      bao điều khó sẻ chia, nhưng nếu đã kinh qua đau khổ, con người bỗng trở nên mạnh mẽ và cảm thông, đó là điều mà chị vẫn ước chia sẻ với Sỏi,
      và đó cũng chính là điều mà ân phúc của đau khổ mang lại,
      bao giờ mình cũng thấy đau khổ nhiều, nhưng nếu ai đó, đã có lúc muốn rửa đôi tay của mình cũng không được, nhìn người ta quét nhà, mà mình ước như cả giấc mơ, mới hiểu những gì mình đang có đủ để chúc tụng suốt đời, điều nầy chị nói rất thật tận thâm tâm chị, chị tạ ơn cho mọi thứ mình đang có, đang cử động được, đang đi được một khúc đường, mọi thứ khác, tất nhiên phải có trên con đường mình phải đi qua và được truy rèn để xứng vào nơi mà mình sẽ đến...
      Cùng tạ ơn cho mọi thứ dẫu là đau khổ đi nữa...
      Chị vui vì có Sỏi cùng chia sẻ.
      Chúc an lành nhé.

      Xóa
  2. Ở tuổi chớm trung niên mà mất khả năng đi lại .Thì cũng xem như tạm ở một vị trí "giam cầm" với cái rào sắt vô hình.!
    Một thử thách không nhỏ. Không cứ gì là nam hay nữ, đều cần phải có một nghị lực từ thâm tâm....
    Người công Giáo thì cần gắn liền với sự cầu nguyện liên lỷ, để mong tránh những tác động xấu phát xuất từ mặc cảm và âu lo,tuyệt vọng.
    (Bây giờ,thường thấy có những đoàn thể thăm viếng,an ủi. )

    Đời lắm lẽ chông gai !
    Đêm bình an O nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cô cũng nghĩ như vậy
      và cô nghĩ em thường xuyên tiếp xúc với những con người đau khổ
      một cảm giác bất lực sâu xa
      trong những con người bị bệnh
      bệnh không nặng để hy vọng được chết
      mà chình là mất đi khả năng tự lo cho mình và hết được phục vụ dù họ quá trẻ.
      Đức tin là một ân huện lớn
      chính đức tin, cho họ băng qua những bất hạnh đó và nhìn thấy thứ gì đó xa hơn những gì đang trước mắt.
      Với cô tin có một người Cha luôn yêu thương đó chính là giải phóng cho mình nỗi lo.
      Tin rằng ngoài những hiệu quả của công việc bình thường, cũng cần có những con người hoạt động làm việc và phục vụ tha nhân cách khác nữa,
      Mẹ Tê rê xa calcutta khi hoạt động chăm lo cho người ốm đâu, mẹ đã xin những người bệnh tật không thể làm gì được nữa, dâng những đau khổ để cùng hợp với công việc cao quí của Mẹ...
      Thật không dễ, nếu như không luôn luôn kết hợp với Đấng là chính sức mạnh và ban sức mạnh cho mình.

      Cám ơn em đã thăm và chia sẻ.
      Bình an nhé.

      Xóa
  3. Hai Lúa ngã mủ bái phục tinh thần nhân cách của người phụ nữ trong cốt truyện này chị ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn HL đã thăm và đồng cảm với bài viết.
      Những hình ảnh nầy sẽ nâng đỡ mình
      vượt qua những khó khăn nhỏ nhặt trong ngày.
      Chúc HL luôn an mạnh.

      Xóa
  4. Theo Trang , khi đối diện với bịnh tật , mất mát , thất bại , noi chung là đau khổ , nghịch cảnh thì ai trong chúng ta đều rơi vào tâm trạng chán chường than oán và buông xuôi ! Sau khoãng thoi gian vật vã đó , người có tinh thần lạc quan, sẽ dùng nội lực của bản thân để vuot qua. Nguoi có niềm tin tôn giáo thì đặt niềm cậy trông vào Đấng mà mình tôn thờ !
    Học chấp nhận thực tai cùng là cách tìm an nhiên trong đau khổ ! T hay liên tưởng đến hình ảnh con cá nằm trên thớt , càng vẫy vùng càng trầy vi tróc vảy ! Noi vậy kg phải lúc nào cũng buông xuôi đầu hàng nghịch cảnh !
    Nói thì dể , đọc trong dể. Chi thực hành mới khó !
    Riêng T , tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa ! Thánh Phaolo noi " Lúc tôi yếu nhất chính là lúc tôi mạnh nhất " Như cái bình rỗng đê Thiên Chúa rót đầy Ân sũng Người.
    T biết Chị Tím từng tu tập. T lại múa riu qua mắt thợ roi. Co gi kg phải chị chỉ cho T nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trang ơi,
      những chứng từ sống động
      những trải nghiệm bao giờ cũng quí hơn kiến thức...chết
      Những gì Tím chia sẻ
      Tím cũng nói lên tận thâm tâm mình,
      với tuổi nầy ai trong tụi mình cũng từng đau khổ,
      có thể có những người đk của họ dễ đón nhận hơn vì nó dường như cao quý hơn, bệnh tật là một...người ta có thể nghĩ trời gửi, nhưng có những đk liên can đến cuộc sống, thất bại trong hôn nhân, hoặc Gđ ly tán, nhiều nhiều nữa, làm cho con người khó có động lực đón nhận,
      Một Tu sĩ phát hiện ung thư
      dễ đón nhận hơn một người mẹ bị ung thư, họ vẫn còn GĐ con cái,
      nhưng sâu bên dưới,
      sát cùng nhất của thân phận
      ĐK luôn là một thách đố
      và vui nhận là cả một quá trình được trau luyện, nên ai cũng đi qua thời gian chật vật với nó.
      với những ai từng tin Chúa là Cha
      người Cha yêu thương và toàn năng
      cũng lại phải biết phó giao mới có thể đón nhận và sự đón nhận trọn vẹn lại phải theo năm tháng cho tới phút cuối đời...
      "Ơn Ta đủ cho con..."có khi điều xác tín ấy được nói với nước mắt...
      Cùng nguyện xin ơn cho những người đang đau khổ trong thể xác trong tinh thần, có ơn để mang vác.

      Bình an nhé.

      Xóa
  5. Chi oi ! Em nhan đuoc email cua chi ! Cám ơn chị đã xoá đốm trẵng noi tấm hình cho em. Lúc nao co thoi gian e se thay chi nhe !

    Trả lờiXóa
  6. Nghị lực và suy nghĩ của cô ấy mấy ai có được. Em nghĩ cô ấy làm được như thế cũng một phần bên cạnh cô ấy luôn có người chồng cùng sánh vai, tình yêu của cô con gái dành cho mẹ nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chị cùng suy nghĩ như em
      đứng lên được giữa những đau khổ vây quanh luôn nhờ những trợ lực
      người thân, ơn trời...
      nhưng trên hết dù có đủmọi thứ đó
      con người không nghị lực vẫn oằn vai dưới gánh nặng...
      vì đau khổ luôn dính sát với đương sự
      và chính người trong cuộc mới cảm nhận hết điều ĐK mang đến...
      Bài đọc vẫn nâng mình lên khỏi những eo sèo thường nhật.
      Chúc em an lành nhé.

      Xóa
  7. Cảm ơn Bằng lăng tím
    Gieo những hạt giống tâm hồn
    trong veo
    Thăm Tím chúc an lành.Mến

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh
      anh luôn là người hiểu em
      và khích lệ em,
      Em cầu xin anh và gđ luôn an lành.

      Xóa
  8. Em có một người mẹ tuyệt vời !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh à thực tình em có một người mẹ thật tuyệt vời, dù mẹ em rất ít chữ nghĩa
      nhưng đã cho em một cái nhìn về cuộc sống và đón nhận cuộc sống đó cho dẫu qua đau khổ vẫn thấy được giá trị và hoa trái của nó.
      Bài nầy em sưu tầm trong bộ "Hạt giống tâm hồn" đó anh,
      cám ơn anh đã ghé thăm và chia sẻ với em, chúc anh luôn an lành nhé.

      Xóa
  9. Đối diện với nghịch cảnh thật không dễ dàng gì nhưng ta phải chấp nhận nó để ta vượt qua. Người mẹ cũng vì thương con mà có nghị lực rất lớn nữa. Thật khâm phục bà.
    Em cảm ơn chị đã sưu tầm câu chuyện thật ý nghĩa.
    Em chúc chị luôn vui khỏe, ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vui vì được em ghé thăm và cùng đồng cảm với bài viết,
      yêu thương luôn là động lực lớn
      để ta chọn lựa cách sống tích cực và ý nghĩa nhất.
      Ước gì chúng ta cảm nhận được ân huệ khi có người thân bên cạnh để ta có thể cố sống đẹp nhất có thể.
      An lành nhé.

      Xóa
  10. Cuộc sống này, còn biết bao những người như thế, giàu nghị lực và vượt qua chính mình. Đôi khi em nhìn lại mình, một người phụ nữ bé nhỏ và bình thường, sống giữa một cuộc sống bình thường, một công việc bình thường, và mang những nỗi đau cá nhân nhỏ bé, thế mà đã khiến em đau đớn lắm. So với những hoàn cảnh như thế, mình có là gì. Chỉ để nói, nghị lực và niềm tin là điều quan trọng nhất của một con người. Phải không chị?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em
      luôn chân tình trong cảm nhận,
      đọc com của em chị xúc động
      thật sự đau khổ nào cũng sát na
      cũng lớn đối với người trong cuộc
      nhưng chọn lựa để chính đau khổ phải sinh hoa trái
      và hoa trái đó tác động và ảnh hưởng trên những người quanh mình,
      nhất là những người mình có trách nhiệm nâng họ lên.
      Cầu chúc em luôn có nghị lực để vượt
      để thấy cuộc sống còn bao phương tốt đẹp.Thân ái !

      Xóa
  11. những hạt giống tâm hồn, những con người vươt qua số phận, những nghị lực phi thường...
    em ghé thăm chị. chúc ngày mới an vui nhé chị Tím...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị đang cần được nâng đỡ
      để đi qua
      nên chị đưa những bài nầy lên,
      chị thích những con người đã biết đi qua đau khổ
      không khỏa lấp hay trốn tránh nó...
      Điều kỳ diệu sẽ đến
      chị tin như vậy
      vì luôn có ơn cho mỗi một đau khổ trong cuộc đời nầy.
      Cám ơn Mưa đã đến chia sẻ với chị.
      Thân ái !

      Xóa
  12. "leo rào" trốn sang 1 phút thăm O !
    Đọc chưa thể đọc phải lo chạy zìa.......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ cần kịp chộ mặt thôi
      chưa nghe cả tiếng chào
      đã nghe tiếng tay em vỗ...
      Vui vì em chạy vội qua nhà cô
      khéo vội quá vướng hàng rào...hoa đó...

      Xóa

Các bạn có thể dán link hình trực tiếp vào comment mà không cần dùng thẻ