Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

TÊN CỚM VÀ BẢN THÁNH CA - O'HENRY


Soapy xoay trở một cách khó chịu trên băng ghế trong công viên Madison Square. Khi những đàn ngỗng trời cất tiếng kêu về đêm, khi các bà chưa có áo da hải cẩu trở nên ngọt ngào với đức ông chồng, và khi Soapy cử động một cách khó chịu trên chiếc ghế băng trong công viên, bạn hẳn biết là mùa đông đã về.


Một chiếc lá vàng rơi vào lòng Soapy. Đấy là danh thiếp của Ông Tướng Mùa Đông. Ông tử tế đối với tất cả cư dân của quảng trường Madison, và đều thông báo trước mỗi khi ông sắp về thành phố. Tâm trí Soapy nhận ra rằng đã đến lúc phải quyết định tìm cách trốn tránh thời tiết khắc nghiệt đang chờ đón trước mặt. Vì thế mà y cử động khó chịu trên băng ghế.

Tham vọng về một kì nghỉ đông của Soapy không cao lắm. Y không nghĩ đến chuyến đi Địa Trung Hải, hoặc Vịnh Vesuve. Đi Đảo (tức là khám, nhà lao) trong 3 tháng là tất cả những gì y muốn. Ba tháng trên Đảo với ngày ba bữa ăn, có giường gối và bạn bè, lại được an toàn không bị mùa đông và cảnh sát phiền hà, đối với Soapy, dường như đấy là nhu cầu cốt yếu y mong muốn.

Tổ chức từ thiện Blackwell cung cấp cho Soapy nơi ăn ở trong những mùa đông qua. Cũng như đồng bào New York may mắn hơn của Soapy mỗi khi mùa đông về đi Palm Beach và Riviera, Soapy có những chuẩn bị khiêm tốn hơn để đi trú đông trên Đảo. Và bây giờ đã đến lúc.

Đêm trước Soapy đã dùng 3 tờ báo để lót trong chiếc áo vét, quấn quanh gót chân và quanh bụng, nhưng vẫn không đủ để xua đuổi giá lạnh khi y nằm ngủ trên băng ghế gần vòi phun nước. y khinh bỉ nghĩ đến những tiện nghi cung cấp dưới danh nghĩa từ thiện dành cho dân bần cùng.

Trong tâm tư của Soapy, Pháp Luật hiền lành hơn Từ Thiện. Không thiếu gì các cơ quan, cả của thành phố và từ thiện, có thể cung ứng chỗ ăn ở theo tiêu chuẩn đời sống giản đơn. Nhưng đối với tinh thần hãnh diện của Soapy, những món quà từ thiện là cả một gánh nặng. Nếu bạn không thể trả bằng tiền, bạn phải trả bằng nỗi nhục nhã cho từng mòn quà nhận từ tay của từ thiện. Mỗi mẩu bánh mì đi kèm với hi sinh do bị hạch hỏi về đời tư và cá nhân. Vì thế, tốt hơn là làm khách mời của pháp luật vốn không chen lấn vào những việc cá nhân của thiên hạ, tuy họ vẫn phải làm việc theo nguyên tắc.

Sau khi đã quyết định đi đến Đảo, lập tức Soapy bắt đầu thực hiện. Có nhiều cách dễ dàng để đạt được việc này. Cách dễ chịu nhất là ăn một bữa no say trong một nhà hàng sang trọng nhất, rồi tuyên bố phá sản, được êm thấm giao cho một tên cảnh sát. Một Thẩm phán có tinh thần cộng tác sẽ lo mọi việc tiếp theo đấy.

Soapy rời khỏi ghế, lững thững ra khỏi công viên và đi xuyên qua vùng biển tráng nhựa, nơi Phố Broadway và Đại lộ số 5 chảy với nhau. Y rẽ lên Broadway, dừng lại trước một nhà hàng lộng lẫy.

Y cảm thấy tự tin với những gì y có từ chiếc cúc cuối của cánh áo vét trở lên. Y đã cạo râu, mặc áo vét trông chỉnh tề và thắt cà vạt mầu đen lịch sự mà một bà truyền giáo đã tặng y nhân dịp Lễ Tạ Ơn. nếu y có thể đi đến một cái bàn trong nhà hàng mà không ai nghi ngờ thì xem như đó là một thành công.
Phần trang phục của y trưng bày phía trên mặt bàn sẽ không làm anh hầu bàn nào nghi ngờ cả. Soapy nghĩ đến một con vịt quay, một chai rượu vang Chablis, và rồi một miếng pho-mát Camembert, một tách cà phê, và một điếu xì gà. Một đô la cho một điếu cũng đủ. Giá tổng cộng không quá cao khiến chủ nhà hàng tìm cách trả hận, mà vừa đủ cho y no say hạnh phúc trên hành trình đến khu trú đông.

Nhưng khi Soapy vừa đặt chân vào nhà hàng, con mắt của người quản lí đã nhìn xuống cái quần tả tơi và đôi giầy khốn khổ. Những cánh tay mạnh mẽ và sẵn sàng hành động xoay người y lại rồi trong im lặng và vội vàng, lôi y ra hè phố để tránh đi số phận không mấy cao quý của con vịt.

Soapy quay đi khỏi phố Broadway. Xem chừng đường đi đến hòn đảo cao giá không mấy được vui thú. Cần phải nghĩ đến cách khác.

Đến một góc đường của ĐẠi lộ số 6, những ánh đèn điện và những món trưng bày khiến cửa kính của một hiệu buôn trở nên nổi bật. Soapy nhặt lấy một hòn đá ném qua khung kính. Nhiều người chạy đến, dẫn đầu là một cảnh sát. Soapy đứng bất động, cho hai tay vào túi quần, mỉm cuời khi thấy những hàng cúc áo bằng đồng.
Người cảnh sát hỏi, giọng đầy phấn khích:
- Kẻ gây ra việc này chạy đâu rồi?
- Sao ông không nghĩ là tôi có thể dính dáng đến việc ấy...
Soapy nói không có vẻ mỉa mai, mà thân mật như người đang mong chờ vận may. Đâu óc anh cảnh sát không muốn nghe ngay cả câu gợi ý. Những người đã phá vỡ cửa kính không đời nào đứng đấy để đánh đố nhân viên công quyền. Họ phải chuồn cho nhanh. Anh cảnh sát nhìn thấy một người đàn ông cách đấy chừng nửa khu phố đang chạy đuổi theo một chiếc xe buýt. Anh rút dùi cui ra, tham gia vào cuộc rượt đuổi. Cảm thấy đầy khinh miệt vì hai lần thất bại, Soapy lại đi tiếp.

Một nhà hàng nằm bên kia đường, không có vẻ quá sang trọng. Khách ăn đều có bụng rỗng không và túi tiền khiêm tốn. Muỗng nĩa và không khí của nhà hàng thì dầy, súp và khăn lau lại mỏng. Soapy mang theo đôi giầy và cái quần dễ tố cáo đi vào mà không bị ai ngăn cản. Y tiêu thụ món bít tết và các món bánh trái này nọ. Với người hầu bàn, y làm ra vẻ tiền bạc và y là hai kẻ xa lạ nhau.
Bây giờ đi gọi cảnh sát đi, và đừng để khách phong lưu đợi lâu.                                             Với giọng như bánh bơ và con mắt như quả anh đào, anh hầu bàn nói:
Không cần có cảnh sát cho anh. Này, anh Con, đến đây.
Hai anh hầu bàn ném Soapy xuống hè đường. Y đứng dậy theo từng đốt xương, phủi bụi khỏi quần áo. Việc bị bắt giam xem như chỉ là một giấc mơ hồng. Con đường đến Đảo dường như quá xa. Một người cảnh sát đứng trước cửa một hiệu thuốc gần đấy phá lên cười rồi đi dọc xuống phố.

Soapy đi tiếp năm dãy phố, rồi thu lại can đảm để khuyến dụ làn nữa việc bắt giam. Lần này thì cơ hội mà y thấy xem ra với y chỉ là chuyện nhỏ?. Một cô gái với trang phúc khiêm tốn và dễ nhìn đang đứng trước một khung kính, nhìn một cách lơ đãng vào khu trưng bày các lọ kem cạo râu và nghiên mực. Đứng gần đấy là một cảnh sát cao lớn với dáng vẻ nghiêm nghị. 

Phong thái thanh lịch của nạn nhân của y và thêm một cảnh sát chăm chỉ kế bên khiến Soapy cảm thấy phấn khởi nghĩ là chẳng mấy chốc y sẽ được tóm cổ một cách dễ chịu chính thức để bảo đảm cho y một khu nghỉ mùa đông trên một hòn đảo nho nhỏ và chặt chẽ.
Soapy chỉnh chiếc cà vạt do bà truyền giáo tặng, kéo cúc tay áo xuống cho lộ ra ngoài, sửa chiếc mũ chéo xuống thành một kiểu dễ làm chết người, rồi lướt đến cô gái. Y nháu mắt với cô, được nhận những tiếng hắng giọng và tiếng ho, mỉm cuời, rồi cười đồng loã, rồi bắt đầu loạt trơ trẽn và ngổ ngáo của một anh mày râu nhẵn nhụi... 
Dọc khoé mắt, Soapy thấy anh cảnh sát đang nhìn y chăm chú. Cô gái lùi ra xa vài bước rồi lại ngắm mấy lọ kem cạo râu. Soapy tiến theo, mạnh dạn bước đến bên cô, nhấc mũ ra và nói:
- A, Bedelia đấy hở? Em muốn đi với anh đến chơi ở vườn hoa không?
Anh cảnh sát vẫn đang nhìn họ. Cô gái đang bị quậy chỉ cần khẩy một ngón tay là Soapy sẽ cất bước đến thiên đường hải đảo của y. Chưa gì mà y đã tưởng tượng ra không khí ấm cúng của cái bót cảnh sát. Cô gái quay lại, đưa tay ra nắm lấy tay áo của y. Cô vui vẻ:
- Được chứ, Mike, nếu anh bao em một chầu bia. Đáng lẽ em bắt chuyện với anh sớm hơn nhưng tên cớm đang nhóm ngó.
Với cô gái bám chặt lấy y như con trăn gió, Soapy não nề đi ngang qua anh cảnh sát. Dường như y đã bị số phận bất hạnh phải được tự do.
Đi đến góc đường kế tiếp, Soapy dứt ra khỏi cô gái và ù té chạy.

Y dừng lại trong một quận với con đường sáng sủa nhất, với những con tim, những hẹn hò, và những ca cẩm. Phụ nữ trong áo lông thú và nam giới trong áo choàng dầy cộm tung tăng đi lại trong khí đông. Bồng dưng Soapy tràn ngập mối sợ hãi là niềm vui thú đáng ngán đã khiến cho y khó bị bắt giữ. Ý tưởng này khiến y hốt hoảng một tí, và khi y đi đến một người cảnh sát khác đang thơ thẩn đường bệ trước một nhà hát lộng lẫy, y đánh liều chộp lấy tội phá rối trật tự đường phố?.

Thế là Soapy bắt đầu lấy hết gân cổ la hét như một tên bợm say xỉn. Y nhảy nhót, tru rống, lè nhè, cố làm mọi cách để làm rối loạn thiên đường của những người khác. Người cảnh sát quay vòng cây dùi cui, nhìn Soapy rồi nói với mọi người chung quanh:
- Đấy là một trong mấy sinh viên Đại học Yale đang ăn mừng kết quả trận họ thắng đậm trường Hartford. ồn ào nhưng vô hại. Chúng tôi được chỉ thị để yên cho họ.

Nản chí, Soapy ngừng ngay trò cuồng tín thể thao. Chẳng nhẽ cảnh sát không bao giờ muốn động đến y sao? Trong tưởng tượng của y, hòn Đảo như là một cõi thần tiên không ai vào được. Y cài lại cúc áo ngoài để chống lại cơn gió lạnh lẽo.

Y thấy một người đàn ông ăn mặc sang trọng trong một hiệu xì-gà. Cây dù của ông ta dựng gần cửa. Soapy đi vào, cầm lấy cây dù rồi thong thả đi ra. Người đàn ông vội chạy theo. Ông ta gằn giọng:
- Cây dù của tôi.
Soapy khịt mũi, thêm phần nhục mạ vào tội chiếm đoạt tài sản công dân:
- Thế à? Tại sao ông không gọi cảnh sát đi? Tôi cướp nó đấy. Cây dù của ông đấy. Gọi cảnh sát đi chứ! Có một ông ở góc phố kìa.
Người đàn ông chậm bước lại. Soapy cũng chậm bước, với linh tính là lần nữa anh không được vận may. Ông cảnh sát tò mò nhìn hai người.
Chủ nhân cây dù nói:
- Đấy là..là, anh biết chứ, nhầm lẫn thường xảy ra? nếu đấy là cây dù của anh, xin anh bỏ qua cho?Tôi nhặt được nó trong một hiệu ăn..Nếu anh nhận ra nó.., xin anh..
Soapy nói giọng dữ dằn:
- Dĩ nhiên là của tôi.
Cựu chủ nhân cây dù lui bước. ông cảnh sát vội đi đến một phụ nữ tóc vàng mặc áo dự hoà nhạc, để giúp cô băng qua đường trước một xe điện cách đấy hai khu phố.

Soapy đi về khu đông, qua một con đường bị hư hỏng do công trình tu sưa. Y ném cây dù một cách giận dữ vào một cái hố mới đào. Y càu nhàu trách móc những người mặc đồng phục và dùi cui. Trong khi y muốn họ tóm y, dường như họ lại xem y như một ông vua không thể phạm tội gì cả.

Cuối cùng Soapy đi đến một trong những con đường khu đông, nơi không mấy sáng sủa ồn ào. Y đi về phía Quảng trường Madison, vì bản năng trở về nhà vần tồn tại dù nhà chỉ là một chiếc ghế công viên.

Nhưng khi đến góc đường vắng lặng một cách kì lạ thường, Soapy dừng hẳn lại. Ở đây có một ngôi nhà thờ cổ kính, thoáng đãng. Một tia sáng dịu toả ra qua một khung kính cửa nhuộm tím. Chắc hẳn trong đấy có một nhạc sĩ oóc-gan đang lướt trên những phím đàn để dượt cho buổi lễ sắp đến. 

Vì từ trong đấy thoảng vọng đến tai Soapy một giai điệu thánh ca ngọt ngào. Tiếng nhạc thu hút y mê mẩn, khiến y dán chặt người vào bức rào sắt cong queo. 
Vầng trăng đang ở trên cao, vằng vặc, êm đềm, xe cộ và người qua lại thưa thớt, chim sẻ ríu rít điệu ngái ngủ dưới mái nhà thờ - trong một khoảnh khắc, khung cảnh như là sân vườn sau của một nhà thờ miền quê. Và âm điệu giáo đường đổ khuôn bê tông Soapy lên bức rào sắt, vì y đã quen thuộc nó trong những ngày cuộc đời y còn có những thứ như tình mẹ và hoa hồng và cao vọng bạn bè, cùng tư tưởng và cổ áo chỉnh tề.

Sự cộng hưởng của một tâm tư dễ đón nhận và những ảnh hưởng của Ngôi nhà thờ cổ kính thình lình tạo ra một thay đổi tuyệt vời trong tâm hồn Soapy.

Soapy hãi hùng nhìn thấy cái hố sau vực thẳm mà anh đã rơi xuống. Anh nhìn ra mọi thứ đã làm nên cuộc sống của anh: những ngày tháng hạ cấp, những ham muốn vô nghĩa, những hy vọng tắt ngấm, những năng khiếu đổ vỡ, những thúc đẩy thấp hèn.

Và cũng trong một khoảnh khắc, con tim anh đáp ứng lại niềm cảm hứng mới mẻ ấy. Một thúc đẩy bất chợt, mạnh mẽ thúc giục anh phải phấn đấu chống lại số phận vô vọng của mình. Anh sẽ tự kéo mình khỏi vũng lầy, anh sẽ trở lại là con người của chính mình, anh sẽ khắc phục con quỷ dữ đã nhập vào người anh.

Còn có thời gian, anh còn tương đối trẻ, anh sẽ khơi lại những cao vọng và theo đuổi chúng không mệt mỏi.
Những âm điệu thánh ca nghiêm trang nhưng ngọt ngào đã dấy lên trong anh một cuộc cách mạng.
Ngày mai, anh sẽ đi đến trung tâm thành phố để tìm việc làm. Một nhà nhập khẩu lông thú đã có lần ngỏ ý cho anh một công chân lái xe. Anh sẽ đi tìm ông ta và xin nhận việc ấy. Anh sẽ trở thành một con người nào đấy trên thế gian. Anh sẽ?


Soapy có cảm giác có một bàn tay đặt lên trên cánh tay mình. Anh thoắt quay lại, nhìn vào một gương mặt rộng của một tên cảnh sát. Y hỏi:
- Anh đang làm gì ở đây?
- Không làm gì cả.
- Đi theo tôi.
Sáng hôm sau, một vị thẩm phán tại toà án cảnh sát nói với anh:
3 tháng trên Đảo.

17 nhận xét:

  1. Thật tình nay không đọc hết được bài này của chị nên không dám nhận xét gì , Cuối tuần mong chị khỏe và vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi...
      em làm như phải trả bài không bằng...
      Tuy vậy vẫn cám ơn
      vì đã "chịu khó" ghé thăm chị...

      Một tuần nhiều niềm vui nhé.

      Xóa
  2. Trả lời
    1. Cám ơn anh đã ghé thăm,
      chúc anh luôn vui khỏe nhé.
      Mến!

      Xóa
  3. Sao Chị Tím không chỉ cho hắn(Soapy)muốn "ủ tờ" thì cứ sang VN...ai đời muốn bị bắt mà cũng khó khăn , đúng là cái xã hội tư bản nó kỳ cục vậy đó!
    ...nhưng cũng may: lúc "cầu" thì không có ,lúc khó lại bị...ủ tờ.vì thế mà hắn được toại nguyện!
    3 tháng chắc cũng qua mùa đông!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật bất ngờ với cảm nhận của Biển...
      nếu tác giả đọc được com nầy, chắc O'Henry sẽ viết trong bối cảnh của VN vào thời nầy...hihi...
      Chỉ sợ nếu ở trong bối cảnh của VN, thì Soapy thà đọa xuống địa ngục còn hơn là "ủ tờ"...

      Cám ơn gió lạ đã đưa Biển đến đây,
      chúc Biển một tuần mới an lành nhé.

      Xóa
  4. Hoàn cảnh không có gì thay đổi với Soapy.
    Sẽ có 3 tháng trú đông như dự liệu.
    Có lẽ với một người như Soapy , như bao kẻ khổn cùng bất hạnh trên cuộc đời nầy thì tuong lai của họ , hoặch định chỉ 3 tháng , hoặc 1 năm , 2 năm , 3 năm là cùng !
    Em cũng không ngoại lệ !
    Phải chăng qua một chuổi nỗi loạn bất thành đã làm cho tâm tư được ve vuốt bằng thái độ nhân nhượng , thỏa hiệp và cảm thông ?
    Như một cú hích đúng thời điểm , sức mạnh của giai điệu thánh ca quật ngã bản chất hung hăng bất chính trong con nguoi Soapy , tưới đẫm tâm hồn sỏi đá của him bằng một nguồn yêu thuong tuyệt đỉnh của Đấng đuoc nhân loại tôn là Vua Tinh Yêu !
    Một mạc khải khai sáng con đường đời Soapy !
    Một trò đùa của số phận đuoc kết thúc có hậu !
    Dù nơi bắt đầu chuỗi ngày tốt đẹp là nơi tối tăm
    nhất của cuoc đời !
    E lai lan man hêhhe. Thèm nói hơn gõ phím ! Mạng cà giựt như em vậy ! 😅

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em đã đọc
      đó là những câu chuyện cứ lôi cuốn chị từ hồi 17, 18 tuổi, đến chừ vẫn y nguyên một cảm xúc khi đọc lại...
      Có gì đó thật xót xa một cách quá mức đối với một con người đáng thương,
      đến nổi mình thấy kỳ quặc...
      Cho đến khi ánh sáng trong ngôi nhà nguyện tĩnh lặng
      và cả tiếng đàn gợi lại cho Soapy cái thời còn được yêu thương...
      Ngang đoạn nầy mới bừng lên trong chị cái hợp lý cái thỏa lòng của câu chuyện...
      Có thể với người khác
      sẽ thấy cái kết phũ phàng khi tay cảnh sát nắm lấy tay Soapy...
      với chị, cảm thức mạnh mẽ trong đêm tĩnh lặng ấy sẽ không gì xóa nhòa trong Soapy, và dù nơi tối tăm cùng cực của "Đảo" vẫn tiếp tục thắp sáng cho Soapy chiêm ngưỡng những gì đã được mạc khải và làm sống lại trong tâm trí.

      Xóa
  5. Nhắc đến O'Henry , ai cũng nghỉ ngay đển Chiếc lá cuối cùng phải không chi ?
    E kg biết nguyên bản tựa truyện ngắn nầy , nhưng dịch " tên cớm " e rằng kg ổn , em đọc những cuốn truyện dịch , vi dụ Những kẻ khốn cùng hoặc Không gia đình , khi nói " tên cớm " thuong dược sư dụng như một tiẻng lóng để ám chỉ cảnh sát , công an ! Đây lại dùng ngược lại ? Ước chi co ai giai thích chi ha !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đầu tiên chị cũng biết tác giả qua truyện chiếc lá cuối cùng, truyện nào của ông cũng ngắn những chẳng ngắn tí nào...

      Chuyện em nói về đầu đề của câu truyện,
      chị cũng nghĩ như rứa
      dịch vậy thấy kỳ kỳ
      nhưng tìm ở đâu cũng thấy một tựa đề như rứa...
      có thể ở đây dịch hơi nôm na sao đó,
      thôi đành tự mình hiểu lấy qua nội dung.

      Cám ơn Trang đã thăm chị
      và cùng chia sẻ tâm tình với chị về bài sưu tầm.
      Mong Trang có niềm vui
      có nhiều nhiều...

      Xóa
    2. Chuyện này không phải chị Tím dịch mà do chị sưu tầm.
      Người ta dịch thế thì mình chịu thế thôi.
      Hôm đầu Sỏi đọc mãi không hết, rồi ngồi thừ ra nhớ lại mình vừa đọc gì...Sỏi có thói quen thế . nếu nó ngắn hơn và sắc xảo hơn thì dễ khái quát hơn, thật ra câu chuyện dịch không được hay, câu văn trục trặc và nhàn nhạt. Chủ đề và tính nhân văn có cao đến đâu mà diễn đạt không thoát , trình bày không gọn và lưu loát thì Tính nhân văn cũng mờ mờ nhạt nhạt.
      Em nhận xét là do em, chị đừng giận em! Chờ chuyện mới của chị!
      Hihi!

      Xóa
    3. Sỏi quí mến !
      chị hiểu ý em,
      dù không nói như vậy chị cũng hiểu,
      đừng phân vân khi vào đọc ở trang chị
      chị đã nói chị không biết sắng tác
      và rất thích đưa vào trang mình những gì mình thích,
      cái chị thích chưa chắc có người thích, đó là chuyện bình thường,
      mình qua thăm nhau để biết là ngwoif đó vẫn còn chưa nằm rẹp 1 chỗ, hoặc buồn phiền không tha thiết điều gì. Quí quá rồi
      Chị mở máy, là vào trang mình
      rồi vào nhà Sỏi và Trang
      như một thói quen dù không có bài mới, rồi đọc com của bạn bè gửi cho bạn mình, và thấy vui vui, thường cả 10 lần thì mới có một lần để lại dấu vết...
      Dù không có cảm nhận của em chị vẫn biết em vẫn qua thăm chị.
      chị không dễ giận vu vơ đâu,
      để dành đó, khi nào có chiện thật sự giận một lần luôn thể.
      Vậy nhé.

      Xóa
    4. Em còn sống nhé chị !😄❤️😘

      Xóa
    5. Biết rùi em còn sống nhăn ra đó!... Gứm chửa?

      Xóa
    6. Ai chà...
      ở đâu mà có mặt cả hai cùng lúc vậy,
      tiếc nhỉ, nếu mình chỉ cần hú là có thể ngồi lại với nhau...

      Xóa
  6. hoàn cảnh xuất xứ của bài này năm bnh ạ

    Trả lờiXóa

Các bạn có thể dán link hình trực tiếp vào comment mà không cần dùng thẻ