Y học hiện đại đã có thuốc điều trị cho những người mắc bệnh
phong cùi, dẫu thế, con người vẫn rất sợ những người bị bệnh, không dám tiếp
xúc, sợ lây nhiễm…
Thế mà đã có một người , vào thời kỳ y học chưa phát triển,
đã dám sống và chết cho những bệnh nhân phong cùi.
Đó là Linh mục Jean Cassaigne (1895 – 1973)
Cha Jean Cassaigne
sinh ngày 30/01/1895 tại Pháp
19/12/1925 lãnh nhận chức Linh mục của Hội Thừa Sai Paris
31 tuổi cha tình nguyện sang đông dương truyền giáo.
Ngày 06/04/1926 cha
lên thuyền sang đông dương, sau một tháng lênh đênh trên biển thuyền cập cảng
Sài Gòn, cha về Cái Mơn học tiếng Việt và 5 tháng sau cha được bổ nhiệm làm cha
xứ Di Linh.
Di Linh, đó là vùng đất hoang sơ của cao nguyên Trung Phần,
nơi mà dân cư toàn dân tộc thiểu số, thiếu thốn mọi bề.
Ước muốn truyền giáo cho người dân tộc trên Di Linh đã có từ
năm 1920 trong bản tường trình của Giám Mục Victor Quinton có nói tới, nhưng chỉ
thực hiện được khi cha Jean Cassaigne được bổ nhiệm.
Đức Cha Dumortier đã viết trong bản tường trình vào năm 1927
“Chúa Quan Phòng đã sắp xếp cho tôi một vị tông đồ như ý để
khởi sự công cuộc truyền giáo cho người dân tộc. Tôi thấy cha Cassaigne được
chuẩn bị tốt để chịu được gian khổ thiếu thốn. Vừa khi nghe biết chương
trình truyền giáo của tôi, cha Cassaigne đã tình nguyện và bày tỏ niềm vui khôn
tả khi nghe tôi công bố việc bổ nhiệm ngài vào công cuộc nầy.”
Ngày 24/01/1927 cha Cassaigne chính thức nhận xứ, giáo xứ đầu
tiên của cha có được 5 giáo dân, vùng đồi núi hoang vu đến độ có lần hổ đã tha
đi một mạng người khi đang dâng Thánh lễ.
Cha đến đó, nhìn thấy những người dân tộc sống trong lặng lẽ
và sợ hãi, để tiếp xúc thân mật với người dân, cha đã cố công để học ngôn ngữ của
họ, hồi đó anh em dân tộc chỉ có ngôn ngữ nói, chưa có chữ viết, cha đã tiếp
xúc, lần mò mãi để có thể phiên âm, chẳng bao lâu sau cha đã có thể hiểu và nói
thông thạo tiếng bản địa, điều thú vị là đến ngày 28/12/1929 cha đã cho xuất bản
cuốn tự điển Pháp – Kơho – Việt.
Đây là cuốn tự điển đầu tiên hình thành nên chữ viết cho
ngôn ngữ Kơho, một công trình thật đáng trân trọng.
Buổi đầu nhận xứ cha bận bịu với bao công việc, vừa truyền đạo,
dạy học, nâng cao đời sống cho bà con, ban ngày dạy chữ cho trẻ em, buổi tối dạy
học cho người lớn, cha còn là thầy thuốc, ai đau ốm gì cũng chạy đến với cha,
như vị cha chung, ngài hết lòng yêu thương mọi người.
Dù rất bận việc cha vẫn dành thời giờ tìm đến những người
phong cùi trong rừng sâu, họ bị gia đình, làng xóm ruồng rẫy xua đuổi, họ bị
phó mặc cho bệnh tật, đói khát lạnh lẽo, có khi còn làm mồi cho cả thú dữ.
Sau những lần băng rừng lội suối mang thực phẩm và thuốc
men, ngày cha càng cảm thương cho những số phận hẩm hiu đó.
Lần đó vào cuối thu 1928 đang khi một mình băng qua rừng vắng
để thăm một buôn làng ở xa, cha đã gặp một đám người hình thù ghê rợn, không tay, thiếu mũi, mất
môi, thân trần trụi đầy những vết loét máu mủ, họ sụp lạy và van xin cứu giúp,
những hình ảnh đó ám ảnh tâm trí cha, tình yêu thương thôi thúc cha lập nên
làng cùi.
Thế là mấy ngày sau cha bắt đầu ra tay phát quang địa điểm,
ngay dưới chân đồi cách nhà xưa Kala 1km, vào tháng 3/1929 đã có 16 ngôi nhà
tranh, với 21 bệnh nhân, họ quây quần vui sống bên cha, không còn sợ nghi kỵ xa
lánh của làng xóm và người thân.
Khi đã có nhà, cha lại băng rừng tìm kiếm người bệnh đưa về chung sống
để chăm sóc và chữa trị trước sự ghê tởm của bao người.
Năm 1930, số bệnh nhân lên đến 36 người, làng cùi chính thức
được chính quyền chấp thuận và trợ giúp dù rất ít ỏi,(15 xu cho mỗi người mỗi
ngày)
Vào năm 1938, số bệnh nhân lên tới 123 người, Chúa đã sai
người đến giúp cha, đó là 3 Srs người Pháp thuộc dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh
Sơn.
Nhưng cuộc sống của cha bất ngờ bị thay đổi, ngày 20/02/1941
Tòa Thánh đã bổ nhiệm cha làm Giám Mục Sài Gòn, cha hoàn toàn không vui với điều
nầy, cha đã bảo: “Họ đã tấn công dồn dập bắt tôi làm Giám Mục…”Lúc đó Giám Mục
Sài gòn vừa qua đời, và trong tình hình khó khăn hiện tại, Tòa Thánh đã chỉ định
cha thay thế.
Cuối cùng vị thừa sai phải rời bỏ Di Linh, nỗi đau cả hai
phía, cha phải xa rời con cái, và người Thượng, nhất là anh em phong cùi phải
xa cách với người cha thân yêu.
Cha nói: “Tôi là kẻ từng mơ thành một thừa sai tầm thường, lấy
nghèo khó làm niềm vui và hãnh diện, giờ đây lại trở thành Hoàng tử của Giáo Hội.
Nhưng dù có thay đổi y phục và chỗ ở, song không thể thay đổi được con người chất
phát nơi tôi.”
Cha đã chọn khẩu hiệu:”BÁC ÁI VÀ YÊU THƯƠNG” khi nhận lãnh
chức Giám Mục. Đúng như đời cha đã sống.
Ngày 19/12/1954, sau 14 năm làm Giám Mục,đang khi cử hành
thánh lễ kỷ niệm ngày thụ phong Linh Mục, cha thấy trên da tay mình nổi lên một
vết hồng màu rượu, sau Thánh lễ, cha lấy kim châm vào nhưng không thấy cảm
giác, cha hiểu ngay đó là dấu hiệu của phong cùi, sau nầy cha đã viết:
“Linh Mục dâng hiến tế Thánh Thể, cũng phải trở thành hy vật.”
Ngày 5/3/1955 cha viết cho cha bề trên Hội Thừa Sai Paris:
“Cha cho tôi viết đơn từ chức sang Tòa Thánh và được rút lui
về Trại Phong Di Linh, bên cạnh những người con mà tôi yêu thương nhất và Chúa
uy quyền với lòng thương xót vô biên đã cho tôi nên giống như họ.”
Sau bao năm tháng dài xa cách nhưng những đứa con phong cùi
vẫn nằm trong trái tim cha, giờ đây cha được toại nguyện trở về sống bên cạnh.
Tòa Thánh chấp thuận, ngày 2/12/1955 Đức cha Cassaigne trở về
Di Linh, từ đây Đức cha dành trọn cuộc đời còn lại sống giữa những người con
phong cùi để âm thầm yêu thương và phục vụ.
Rồi ngày tuổi càng cao lại thêm bệnh tật, sức khỏe của ngài
yếu dần, tháng 2/1973 ngài phải liệt gường, ngài đã tâm sự:
“Suốt 47 năm cha đã ở Việt Nam ở giữa các con, đã dâng hiến
tất cả cho các con, giờ đây cha không hề tiếc nuối về sự dâng hiến toàn diện nầy,
Việt Nam chính là quê hương thứ 2 của cha, vì ý Chúa đã muốn như vậy, khi về với
Chúa cha hứa, cha vẫn ở với các con…”
Sau 10 ngày đau đớn trên giường bệnh, đêm 30/10/1973 lúc 10
giờ cha đã nhận phép xức dầu lần cuối và khuya ấy 1g25, cha đã về với Chúa,
trong niềm thương tiếc của bao người.
Cha được an táng trong ngôi mộ nhỏ với hàng chữ đơn sơ trên
mộ:
Jean Cassaigne – Amor et Caritas – 1895- 1973
Cha chính là chỗ dựa vững chắc cho những mảnh đời bất hạnh,
cho nhưng con người xấu số,
bị bỏ rơi…
cho nhưng con người xấu số,
bị bỏ rơi…
Cha còn là mẫu gương tuyệt vời cho đời sống chứng nhân.
Chính cách sống giản dị,
tận tụy hy sinh,
quan tâm yêu thương
hết thảy mọi người,
đã và đang
dẫn lối cho biết bao người
nhận ra ánh sáng của Tin Mừng.
tận tụy hy sinh,
quan tâm yêu thương
hết thảy mọi người,
đã và đang
dẫn lối cho biết bao người
nhận ra ánh sáng của Tin Mừng.
Đức cha Jean Cassaigne đã trọn đời dâng hiến cứu rỗi cho những linh hồn đau khổ.Trái tim thánh thiện của Cha là niềm ân sủng của Đức Chúa đã ban tặng cho loài người và Cao nguyên Di Linh.
Trả lờiXóaChúc chị Tím an bình !
Cám ơn Quỳnh đã luôn ghé thăm và chia sẻ với chị.
XóaChúc Quỳnh gặp nhiều may lành trong cuộc sống.
rất tuyệt
XóaEm cảm thấy kính ngưỡng Đức Cha quá!
Trả lờiXóaCám ơn em đã thăm và đọc bài
Xóavẫn tin trong cuộc sống nầy
còn nhiều tấm lòng đẹp như Cha.
Chúc em đêm an lành.
Chúc Tím một chiều thật an lành...
Trả lờiXóaCám ơn Nguyên đã thăm Tím.
XóaNhìn được khuôn mặt dễ thương của bạn
tự nhiên khi nhắc tên nghe gần gũi lắm.
Chúc GĐ bạn luôn ấm áp hạnh phúc.
Có lẽ bài này chj muốn nói về đức tin và sự hy sinh phải không chị?
Trả lờiXóaTrong đời sống đức tin, cuộc đời mỗi giáo dân luôn luôn được giáo dục về sự hy sinh và dâng hiến lên Thiên Chúa. Vì thế hy sinh là chứng tích hùng hồn nhất để nói lên giá trị của cuộc sống. Hy sinh càng lớn lao thì giá trị của cuộc sống càng cao cả. Hy sinh càng âm thầm sâu xa thì càng làm phát triển, nảy nở cuộc đời một giáo dân trong thiên Chúa.
Trong hy sinh, thực ra ngày nay người ta hay gọ đó là cống hiến. Đúng ra ta phải dám làm những việc mà không ai muốn làm, nhưng có giá trị rất lớn đối với Thiên Chúa, vì nó bắt nguồn từ một tâm hồn thiện hảo và chân thực. Cuộc đời cao đẹp của Linh mục Jean Cassaigne được kết dệt nên từ những hy sinh như thế !
Em đọc ở đâu đó người ta nói hay lắm ''Hy sinh chính là trang sức của sự thánh thiện'' Thì chính Chúa hội tụ đủ đầy về sự hy sinh, khi Cha Jean Cassaigne cống hiến cho làng phong cùi nghiã là Cha giống Chúa Giêsu hơn. Ai tha thiết yêu mến Đức Chúa cũng đều mong mỏi được hy sinh với Ngài và vì Ngài. Sỏi không phải là một con chiên của Ky Tô hữu, nhưng Sỏi đọc và hiểu nhiều về đức tin và thiên chúa. Chị và Trang là những Giáo dân làm Sỏi thấy một phần ý nghĩa của cuộc sống, việc của Trang tuần trước theo em nghĩ cũng là sự hy sinh đúng nghĩa.
Chính sự hy sinh mới nói lên được một tình yêu chân thành, sâu thẳm đối với Chúa và nhân loại. Tình yêu với Thiên Chúa mà không hy sinh là tình yêu trá hình. Tình yêu không dựa vào lời nói hay những cử chỉ trìu mến, nó phải được chứng tỏ qua những hy sinh cụ thể , để làm bằng chứng sống động. Sự hy sinh càng cao độ thì càng diễn tả được chiều sâu của tình yêu, càng mang lại môi trường an vui cho mình và những người xung quanh.
Tuy nhiên Sỏi đọc được đâu đó ''Con đường tình yêu là con đường thập giá nở hoa''. Đó là con đường làm bằng hoa hồng, trong đó dưới những cánh hoa hồng là sự có mặt của những gai nhọn có thể sẽ gây nên thương tích. Hy sinh là chấp nhận những thương tích để làm nên những chứng tích của tình yêu.
Em không múa rìu qua mắt thợ mà chỉ là diễn đạt những gì em hiểu. Có gì chưa Phải chị tha cho. Nhất là Trang đừng bắt bẻ Sỏi mà tội. Còm gì dài quá rùi hihi!
Sỏi quí mến!
XóaChị đọc lại thật nhiều lần cảm nhận của em
không thể nào cảm nhận sâu sắc và thấu hiểu hơn, một điều thật thú vị, là Sỏi luôn dành cho chị thật nhiều bất ngờ, qua những cảm nhận y như chị đang gặp được cái suy nghĩ của Sỏi, một người bạn nơi xa, chưa từng một lần tiếp xúc, mà cảm thấy gần gũi trong suy nghĩ, còn gì bằng.
Tình yêu chân chính luôn được xây dựng trên nền tảng hy sinh, quên mình, hiểu sát nghĩa từ hy sinh có phải là sát tế chính sự sống của mình, mình dùng khá nhiều lần nhưng thật sự để hy sinh thì được bao lần, nếu như không bỏ hẳn cái tôi, chết đi chính những cái quen thuộc của mình, quen cách tôi nghĩ, tôi sống, tôi thích...thì thật sự đã là hy sinh chưa, chính tình yêu thương của cha mẹ đối với con thơ, cho ta thấy sự hy sinh đó.
Thường chúng ta chọn lựa và hy sinh cho những người thân thuộc, có động lực để chúng ta hy sinh.
Có những người họ lại có thể hy sinh cho đồng loại, những người đó, phải có đức tin sâu sắc và mãnh liệt, băng qua những con người yếu đuối bất toàn, tội lỗi bệnh tật, họ thấy được khuôn mặt Thiên Chúa ẩn sau những bất hạnh khiếm khuyết đó, và chính tình yêu đó minh chứng họ đã tin hoàn toàn vào Thiên Chúa đang hiện diện trong vũ trụ và nhất là trong mỗi một anh em mình.
Từ nhỏ chị biết chuyện của Cha Jean Cassaigne, chị ngưỡng mộ và ước noi theo, nhưng chỉ cần nghĩ đến những con người phong cùi mà mình cùng chung sống là thấy nôn nao cả ruột, chị đành thay thế vào ước mơ đó bằng những công việc khác, ngoài giờ dạy học, chị chạy qua nhà cô nhi, và chịu khó chơi với mấy em dị tật, có những em chỉ nằm yên trên gường, thân bé xíu, nhưng cái đầu lớn như quả dưa hấu, em nằm không biểu lộ chút cảm xúc gì, nhưng khi mình đưa tay cho em nắm, em cứ giữ chặt, khi phải về, cứ phải nói nhỏ vào tai em nó mới buông tay, phòng có tới mấy em bị như vậy, và đó là phòng mà các sr tự chăm sóc và không cho người khác vào, vì nghĩ mấy em còn nhỏ sẽ rất sợ, quen dần khi nào sr cũng cho chị vào thăm, rồi mỗi chiều thứ 7 thay vì ra biển như mọi người, chị lại qua với sr để đánh chùi gường do mấy em vấy bẩn, khi tiếp xúc với các srs chăm sóc mấy em quái dị ấy, thấy các srs thương yêu gắn bó từng em, dù em không biểu lộ, sr biết em vui hay buồn, trở về với cuộc sống và công việc hằng ngày, mình bớt buồn những chuyện vớ vẩn vụn vặt, không tranh dành hơn thua.
Khi đưa lại bài nầy chị ước nhắc lại mình những tâm tình đã có từ cái thuở mới lớn đó
để đi ra khỏi những lo lắng thường nhật, để biết chia sẻ trong phần mình có thể cho những người không được như mình.
Có một số câu trong bài cảm nhận của em có thể trích thành danh ngôn.
Cám ơn Sổi nhiều đã luôn chịu khó dành giờ cho những bài viết nhà chị.
Thân thương!
Lần đầu em được đọc câu chuyện về vị cha xứ đáng kính! Thật xúc động trước sự hy sinh vô cùng cao cả của Đức Cha! Xin được kính cẩn nghiêng mình trước anh linh một con người vĩ đại!
Trả lờiXóaCám ơn Ngọc đã ghé thăm
Xóachia sẻ cùng một tâm tình với chị.
Cái thế giới đầy toan tình nầy
sẽ dịu đi, khi có những con tim biết quên mình, và yêu thương không hề nhìn lại.
Cám ơn đất trời, khi vẫn còn những con tim như vậy,
và cũng tạ ơn vì vẫn có những người xúc động trước những nghĩa cử đẹp.
Chúc em an lành nhé.
Con người là sự hoàn mỹ của vũ trụ.
Trả lờiXóaTinh thần là sự hoàn mỹ của con người.
Tình yêu là sự hoàn mỹ của tinh thần.
Và Đức Ái là sự hoàn mỹ của tình yêu.
Bởi vậy, yêu mến Chúa là cùng đích của sự hoàn mỹ {Francoin de Sales}
Yêu mến Chúa ! Chúa là Đấng đã yêu và hy sinh mạng sống cho tình yêu. Người là Vua Tình Yêu mà ! Làm sao chúng ta kg thể yêu Chúa được ? Cũng như Sỏi đã đưa ra những triết lý sâu sắc như vậy sao T kg kính nể sự uyên bác của Sỏi được ?
Nhưng ! Làm sao để nhìn thấy Chúa qua chính những nguoi chung quanh ta mà là nhung người gây cho ta đau khổ , mà ta phải yêu thuong họ như Chúa yêu ta ?
Yêu Chúa thì dể !
Yêu người như yêu Chúa thì rất KHÓ !
Thánh Phao Lo noi : Đức Ái phủ lấp muôn vàn tội lỗi ! Và " Ở đâu tội lỗi lan tràn , ở đó ân sũng càng chứa chan gấp bội "
Chính vì vậy mà chị phải thuong đứa em này thật nhiều chi nhé !
Chi thấy có nguoi cứ gây sự , móc méo em hoài kg ?
Thôi , xem như nhìn thấy Chúa qua bóng hình họ , yêu thương và tuyệt đỉnh cúa yeu thuong là tha thứ chi ha !
Chị Tím ạ!
XóaSỏi không có ý định xem bói nhưng lại đoán mò, Trang Nguyễn chắc là tuổi thìn, Nàng nói hay lắm cái ngọan mục của sự cuộn mình cuốn nước làm mưa. Nàng dùng "ngoa ngôn'' để nâng Sỏi lên cao , thật cao rồi vất Sỏi rơi tự do với gia tốc 9,8m/s2, rơi đánh bẹt một cái. Thế là xong rồi. Đây là cái cách mà con em nó thương anh nó đấy. Thế này thì có khác gì "bọn ác ôn'' , Mà đọc cái còm này của em nó, Sỏi còn thấy đang đề nghị chị hãy thương em vì em bị người khác bắt nạt. Nào có ai bắt nạt đâu. Hình như em nó đang kéo bè kéo cánh đi bắt nạt người khác đó chứ. Các cụ non xưa nói ''người xấu thì họ nhân từ còn người đẹp là rất độc ác! '' Chẳng biết các cụ có nói sai không nhỉ?
T cứ bẹo anh mãi làm gì đến khi anh bẹo lại , lại nói anh ''lăng trì'' !
Há há!
Anh Sỏi nói rất đúng : T tuoi Thìn 1964.
XóaThường thì khi dùng " bọn ác ôn " là ám chỉ số nhiều đúng kg anh ? Thật khổ tâm khi nhìn quanh chỉ có 3 chi em mình !!! Em chẳng dám nói hết câu !!!! ( chi oi. Đừng buồn chị nhé , chắc anh Sỏi kg có ý gì đâu ! ) kkkkkkk
Dạ thưa Anh ! Các cụ noi cũng đúng ! Trang đây rất nhân từ ! Nhìn cách T xoa dịu chi Tím để năn nỉ cho anh là biet sự nhân từ cua T roi !
Há há!
XóaEm luôn rất thông minh và nói đúng!
"bọn ác ôn" là hai chị em đấy !
Các cụ còn nói"Yêu cho roi cho vọt" Và các cụ nói đúng nên anh cho thật nhiều ! Cho dù biết em nhân từ (như cách T xoa dịu chị Tím)...
Kkkkk!
Mà này cái còm của em ở trên anh thấy phải lòng câu nói này"Chi thấy có nguoi cứ gây sự , móc méo em hoài kg ?
Thôi , xem như nhìn thấy Chúa qua bóng hình họ , yêu thương và tuyệt đỉnh cúa yeu thuong là tha thứ chi ha !" Đó là cái trí tuệ đáng thương yêu nhất đấy!
Ui dà, chị cứ thích ngắt ra thành mấy đoạn khi đọc com của Sỏi và Trang
Xóanâng lên thật cao, rồi bất ngờ xô té
tình cổm đang lâng lâng bỗng ăn đòn khi nào hổng biết...
Chị chị em em đó
bỗng dưng biến thành bọn ác ôn
chị tiếc mình đã com cho Sỏi quá ngọt
chừ đọc mấy đoạn ni thấy hối tiếc rùi đó...
Có lần Trang bảo vào nhà cứ thích đọc com của Chị và Sỏi
Xóachừ thì chị nói
chị cứ chực đọc com của Sỏi và Trang
Minh Khoa nói, cứ tưởng anh Sỏi hết thuốc chữa, nào ngờ Tùng Trang Trị thuốc ni Sỏi nhớ ngậm cho tan dần nhé...
Trang ơi,
không có em
đời buồn biết mấy...
Trang ơi, chiện Sỏi gom chị vào bọn ác ôn...
Xóachỉ mới là vốn...
Em đợi đấy
khi Sỏi cho sinh lời...
mới ghê...
Những câu nói đáng nhớ của Sỏi:
XóaHy sinh là chứng tích hùng hồn nhất
để nói lên giá trị của cuộc sống.
Hy sinh càng lớn lao
giá trị của cuộc sống càng cao cả.
Hy sinh càng âm thầm sâu xa
càng làm phát triển, nảy nở cuộc đời
một giáo dân trong Thiên Chúa.
''Hy sinh chính là trang sức
của sự thánh thiện''
Chính Chúa hội tụ đủ đầy về sự hy sinh, khi Cha Jean Cassaigne cống hiến cho làng phong cùi nghiã là Cha giống Chúa Giêsu hơn.
Ai tha thiết yêu mến Đức Chúa cũng đều mong mỏi được hy sinh với Ngài và vì Ngài.
Chính sự hy sinh mới nói lên được
một tình yêu chân thành,
sâu thẳm đối với Chúa và nhân loại.
Tình yêu với Thiên Chúa mà không hy sinh là tình yêu trá hình.
Tình yêu không dựa vào lời nói
hay những cử chỉ trìu mến,
nó phải được chứng tỏ
qua những hy sinh cụ thể ,
để làm bằng chứng sống động.
Sự hy sinh càng cao độ thì càng diễn tả được chiều sâu của tình yêu,
càng mang lại môi trường an vui
cho mình và những người xung quanh.
Con đường tình yêu
là con đường thập giá nở hoa''.
Đó là con đường làm bằng hoa hồng, trong đó dưới những cánh hoa hồng
là sự có mặt của những gai nhọn
có thể sẽ gây nên thương tích.
Hy sinh là chấp nhận những thương tích để làm nên những chứng tích của tình yêu.
Chị và Trang là những Giáo dân làm Sỏi thấy một phần ý nghĩa của cuộc sống, việc của Trang tuần trước theo em nghĩ cũng là sự hy sinh đúng nghĩa.
(Cám ơn em đã nghĩ như thế)
Em nhớ, có lần được xem một bộ phim nào đó, nói về căn bệnh này, và những hắt hủi, kỳ thị cuộc đời mang lại
Trả lờiXóaXen lẫn đó, là những ý chí, những khát vọng sống mãnh liệt ngay từ chính bản thân con người mình. và một đức tin, sự hy sinh hôm nay em được đọc ở bài này.
Cảm ơn chị, ở đâu đó trong đời, vẫn luôn có những gì cao đẹp và thánh thiện như thế...
Cám ơn em đã ghé thăm và đồng cảm với bài viết...
XóaChỉ có thể đi ra khỏi đau khổ
bằng tìm đến những đau khổ bất hạnh
và san sẻ tận tình.
Chúc em an lành nhé.
em đang được đọc một câu chuyện hay, về tấm lòng của con người. chúc mọi điều tốt lành luôn đến với mọi người xung quanh em.
Trả lờiXóa( em xin lỗi,em là kẻ ngoại đạo, nên k dám binhd luận nhiều sợ lời nói của mình k đúng nơi đúng chỗ.)
hiiiiiiii chúc chiều vui nhé chị Tím...
ui, em tui
Xóaem cứ nói những gì em nghĩ suy
mọi thứ thật tình
nó đi nhanh vào con tim mình mà...lo chi dữ rứa hè
Chúc em luôn an lành nhé.
NGƯỠNG MỘ TẤM LÒNG CỦA CHA Jean Cassaigne
Trả lờiXóaCẢM ƠN TH NHÉ.CHÚC AN LÀNH.MẾN
Em cám ơn anh đã ghé thăm và chia sẻ với em về bài viết.
XóaMong anh khỏe nhé.